KỸ THUẬT THÂM CANH VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CHO CÂY CÓ MÚI

  1. Một số biện pháp tăng khả năng ra hoa, đậu quả:
  • Khoanh 2 vòng vỏ cách nhau 1-2 cm, cách gốc 30-40cm. Khoanh trước ra hoa 1 tháng để cây ra nhiều hoa, khoanh sau ra hoa 1 tháng và trước khi ra lộc non để tránh rụng quả.
  • Đảo rễ: Với cam bưởi đảo gốc vào tháng 12, quất tháng 6 hàng năm dùng cuốc xẻng chặt bớt rễ hoặc đôn hẳn gốc lên để hãm cây sinh trưởng, kích thích sự phát triển, phân hóa mầm hoa.
  • Phun kích phát tố thiên nông
  1. Biện pháp hạn chế rụng trái cam chanh

Nguyên nhân: 3 nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại.

–           Nguyên nhân thiếu dinh dưỡng

+ Khi thiếu dinh dưỡng cây không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi 1 số trái còn lại.

+ Khắc phục nguyên nhân này khá dễ dàng bằng cách bón phân. Ngay sau thu hoạch vụ trước bón phân đầy đủ cây lấy lại sức phát triển thân cành, đủ khả năng nuôi trái về sau.

  • Nguyên nhân thời tiết:

+ Thường khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn

+ Biện pháp thường áp theo kinh nghiệm địa phương.

  • Sâu bệnh hại

+ Do bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh loét, xì mủ thân, greening…

+ Biện pháp áp dụng tổng hợp biện pháp IPM, trong đó biện pháp giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh là nền tảng kết hợp phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh.

  1. Kĩ thuật tỉa cành tạo tán
  • Thực hiện tỉa cành tạo tán bắt đầu năm đầu tiên khi cây có múi cao khoảng 70-80cm, dạng tán thích hợp kiểu trung tâm mở hay hình phễu.
    • Kĩ thuật tạo tán năm thứ nhất
  • Loại bỏ các cành phía dưới mặt đất từ 30 cm trở xuống. Cành đầu tiên cách mặt đất khoảng 30-40 cm.
  • Năm thứ nhất là thời kỳ đầu kiến thiết, nên giữ lại khoảng 5-6 cành mọc từ thân chính như hình phía dưới.

– Khi 5-6 cành đó có bộ lá trưởng thành và thân cành tròn thì cắt bỏ ngọn thân chính.

  • Nếu năm 1 chúng ta để lại 6 cành, thì bước sang năm thứ 2, chúng ta cắt bỏ cành số 5 và số 6. Chúng ta tạo được cây cam có 4 cành khung 1, 2, 3, 4.
  • Hoặc theo nguyên tắc, trong 6 cành đó chọn ra 4 cành khỏe nhất theo 4 hướng giữa lại làm cành khung, còn 2 cành kia bỏ đi.

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2.

– Nếu năm 1 chúng ta để 5 cành, thì ta chọn ra 3 cành khẻo nhất theo 3 hướng lệch nhau khoảng 120 độ giữa lại. Còn hai cành kia thì bỏ đi.

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2

– Tùy vào mật độ trồng, nếu trồng mật độ nhỏ hơn 600 cây/ha thì nên tạo cành khung là cành cấp 2. Nếu mật độ trồng lớn hơn 600 cây thì cành khung nên là cành cấp 1.

– Loại bỏ các chồi sau: Chồi mọc chen, chồi mọc vào trong, chồi mọc ngang, chồi hướng đất, chồi rễ, cành vòng thân và chồi vượt.

Kỹ thuật tỉa bỏ các chồi không có ích

– Lưu ý, trong một số trường hợp nếu cành đó phát triển kém thì giữ lại chồi vượt sau khi chồi vượt tròn thân thì tiến hành níu cành vượt thành cành khung.

–           Từ cành khung sẽ mọc ra các cành bên, tùy từng trường hợp mà việc đốn tỉa các cành bên theo các cách sau:

–           Đốn tỉa ngọn: Làm ngắn các chồi dài, các cành cấp 2 khi tạo cành cấp 3, hoặc theo mục đích kiến thiết.

Đốn tỉa thưa: Loại bỏ bớt một số cành nhỏ, yếu, cành không hữu ích cành mọc chụm vào nhau.

– Cây phải có bộ khung tán phát triển đều theo 4 hướng. Hàng năm, khi các cành cấp 2, cấp 3…cành quả già, kém phát triển, thì phải giữ lại các cành mới mọc, dù đó là cành vượt (nếu là cành vượt thì dùng giây kéo nghiêng 45 độ) để tạo cành thay thế cành già.

–           Những cành nghiêng so với thân cây ở phía trên đờng nằm ngang một góc từ 0-45 độ cho chất lượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa ta cần duy trì những cành này hoặc vin cành nghiêng ở góc cành cho hiệu quả nhất.

– Các cành thuộc vùng giữa tán cho năng suất và chất lượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa chúng ta cần tạo và duy trì nhiều cành vùng giữa tán.

–           Cần đốn những cành trên cao cho năng suất thấp để hạ thấp độ cao của cây. Cần tỉa bớt những cành la, cành yếu phía dưới vì cho chất lượng quả không cao.

–           Các vết đốn, tỉa phải đảm bảo dứt điểm, nhẵn, đối diện và cách mầm mần ngủ khoảng 3 mm. Với các cành lớn khi đốn nên làm 2 nấc, tránh bị tước cành.

  1. Chú ý nhu cầu dinh dưỡng

Thừa đạm cây phát triển mạnh thân lá dẫn tới 2 hậu quả:

+ Cây non mềm, sâu bệnh tấn công nhiều và chính cây sẽ là thức ăn tốt cho sâu bệnh phát triển.

+ Sinh trưởng thân lá mạnh lấn át sự ra hoa, kết quả. Lá che khuất nhau, quang hợp kém cây dễ đổ, cành yếu dễ gãy làm năng suất thấp. Cần bón vôi khử chua và khử đạm, cây ngừng hút N, Ca hoặc đảo gốc đứt bớt rễ, khoanh cành.

+ Thừa đạm tác hại làm nứt quả, mềm quả (dễ dập nát) chất lượng kém, khó bảo quản.