QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI

  1. Thiết kế vườn

– Đất độ dốc <30 thiết kế hàng cây như đất đồng bằng, hàng cây vuông góc với hướng gió chính.

– Đất độ dốc 40-100 thiết kế lô hàng theo đường đồng mức kết hợp hệ thống mương rãnh tiêu nước và giảm tốc độ dòng chảy.

– Đất độ dốc >100 trồng ruộng bậc thang hay vảy cá.

– Vùng đất có mực nước ngầm cao <1,5m phải đào rãnh để hạ mức nước ngầm.

  1. Chuẩn bị đất và hố trồng
  • Đất tơi xốp, nhiều mùn, dễ thoát nước, mực nước ngầm thấp ( tối thiểu sâu hơn 0.8m).
  • PH: 5.5-7, PH thấp cần bón thêm vôi.
  • Hố thiết kế theo đường thẳng đất đồng bằng hoặc theo đường đồng mức ở đất đồi theo kiểu nanh sấu.
  • Kích thước tùy đất, giống: Kích thước hố rộng 0,8 – 1 m sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.
  • Bón phân lót cho 1 hố:

+ Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5). Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều với tầng đất mặt và lấp hố. Lượng đất lấp hố cao hơn bề mặt hố từ 7 – 10 cm, dùng cọc thiết kế vườn đánh dấu tâm hố. Hố cần phải chuẩn bị trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

  1. Thời vụ trồng
  • Vụ xuân: tháng 2, 3
  • Vụ hè-thu: tháng 9-10
  1. Khoảng cách trồng và mật độ trồng
Giống Bưởi Cam Quýt Chanh
Đất K.cách Mật độ K.cách Mật độ K.cách Mật độ K.cách Mật độ
Vùng đồi (Đất xấu) 5×5 400 5×4 500 4×4 625 3×3 1.110
Vùng đồi (Đất tốt) 5×4 500 4×4 625 3×3 1.110 3×2 1.600
Đồng bằng 5×4 500 4×3 834 3×3 1.110 3×2 1.600

 

  1. Bón phân

5.1 Căn cứ để bón phân:

  • Nhìn cây: Tình hình sinh trưởng của cây, màu sắc lá.
  • Nhìn trời: Điều kiện thời tiết nhất nhiệt độ và lượng mưa.
  • Nhìn đất: Đất tốt hay xấu, thành phần cơ giới…
  • Năng suất: Sản lượng thu hoạch mỗi năm.

5.2 Cách bón:

  • Bón theo hình chiếu tán cây:

+ Kiến thiết cơ bản: Bón cách gốc 25-30 cm, vun nhẹ và tưới nước.

+ Giai đoạn sau thu hoạch: Tạo rãnh xung quanh tán chiều rộng 30-40 cm, chiều sâu 20-30 cm. Bón phân + phân chuồng, tưới nước và lấp đất lại.

Cây có múi là cây cho thu hoạch trái hàng năm nhu cầu hút dinh dưỡng lớn. Vì vậy, sau thu hoạch cần bón phân đầy đủ trả lại dinh dưỡng đã lấy đi giúp cây hồi phục và đủ khả năng nuôi trái vụ sau.

+ Giai đoạn cây mang trái: Tạo rãnh xung quanh tán chiều rộng 25-30 cm, chiều sâu 10-15 cm. Bón phân, tưới nước và lấp đất lại.

  • Bón phân cho cây bưởi
  • Đối với cây 1-2 năm tuổi:

+ Năm 1: Bón NPK 16-16-8, NPK 12-18-6 với lượng 200g/gốc/năm, chia 4 đợt bón/ năm.

+ Năm 2: Bón NPK 16-16-8, NPK 16-12-8 với lượng 400-500g/gốc/năm, chia 2-4 đợt bón/ năm.

  • Từ năm 3 trở đi ( giai đoạn kinh doanh): bắt đầu bón phân theo năng suất trái:

+ Giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch: 30kg phân chuồng + NPK 16-16-8 với lượng 1.5-2 kg/gốc.

+ Trước phân hoa mầm hoa 10-15 ngày: NPK 16-16-8 với lượng 1kg/gốc.

+ Sau phân hóa quả: NPK 16-16-16 với lượng 1kg/gốc, NPK 17-17-17 với lượng 0.8-1.5 kg/gốc.

+ Giai đoạn nuôi trái: NPK 16-16-16 với lượng 2-2.5 kg/gốc, NPK 17-17-17 với lượng 0.8-1.5kg/gốc.

+ Trước thu hoạch 1-2 tháng: NPK 16-8-16 với lượng 1-2kg/gốc.

Nên bón thêm vôi 1-2kg/gốc/vụ vào giai đoạn sau thu hoạch, trước trổ hoa và sau đậu trái.

  • Bón phân cam quýt
  • Đối với cây 1-2 năm tuổi:

+ Năm 1: Bón NPK 16-16-8, NPK 12-18-6 với lượng 400g/gốc/năm, chia 2-4 đợt bón/ năm.

+ Năm 2: Bón NPK 16-16-8, NPK 16-12-8 với lượng 400-500g/gốc/năm, chia 4 đợt bón/ năm.

  • Từ năm 3 trở đi ( giai đoạn kinh doanh): bắt đầu bón phân theo năng suất trái:

+ Giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch: 30kg phân chuồng + NPK 16-16-8 với lượng 1kg/gốc.

+ Trước phân hoa mầm hoa 10-15 ngày: NPK 16-16-8 với lượng 1kg/gốc.

+ Sau phân hóa quả: NPK 16-16-16 với lượng 1kg/gốc, NPK 17-17-17 với lượng 0.8kg/gốc.

+ Giai đoạn nuôi trái: NPK 16-16-16 với lượng 1kg/gốc, NPK 17-17-17 với lượng 0.8kg/gốc.

+ Trước thu hoạch 1-2 tháng: NPK 16-8-16 với lượng 1-2kg/gốc.

Nên bón thêm vôi 1-2kg/gốc/vụ vào giai đoạn sau thu hoạch, trước trổ hoa và sau đậu trái.

  • Bón phân cho cây chanh
  • Cây 1-2 năm tuổi: NPK 16-16-8, NPK 12-18-6 với lượng 0.5- 1kg/gốc, chia 4 lần bón/năm.
  • Thời kì kinh doanh:

+ Sau thu hoạch: NPK 16-16-8, NPK 16-12-8 với lượng 0.6-0.8 kg/ gốc.

+ Trước phân hóa mầm hoa: NPK 16-16-8, NPK 16-12-8 lượng 0.3 kg/gốc.

+ Sau đậu trái 15-20 ngày: NPK 15-15-15 lượng 0.5 kg/gốc.

+ Thời kì trái tăng trưởng: NPK 16-8-16, NPK 18-8-15 lượng 0.3kg/cây.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại
    • Kĩ thuật phòng trừ bệnh
      • Bệnh ghẻ sẹo
    • Bệnh hại chủ yếu bộ phận non: lá nom, cành non, quả non… Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (Nhiệt độ cao, ẩm độ cao)
    • Triệu chứng:

+Trên lá non: Vết bệnh ban đầu chỉ chấm nhỏ mất màu, chỗ vết bệnh trong mờ. Sau đó lớn dần màu đỏ nâu và tạo thành mụn cóc, nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dày đặc, xuất hiện trên cả 2 mặt lá sờ thấy mụn rộp, làm lá vặn vẹo biến dạng.

Xung quanh vết bệnh không có hoặc quầng vàng rất hẹp. Nếu bị tấn công muộn vết bệnh tập trung gân chính, làm lá co rúm dạng lòng mo.

+ Trên cành non: Nếu nhẹ vết bệnh làm cành sần sùi, vàng nhạt, có các vẩy màu vàng, cạo nhẹ sẽ tróc ra. Nếu nặng làm cành khô chết.

+ Trên trái non: Vết bệnh lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, hình chóp nhọn làm vỏ trái sần sùi, vỏ dày, khô, ít nước và dễ rụng. Trái bị nặng vết bệnh giống như rải cám trên vỏ nên còn gọi bệnh “da cám”.

  • Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sang các cành cây khác nhờ mưa, gió, côn trùng…
  • Ghẻ nhám là bệnh rất khó chữa trị khi đã nhiễm bệnh. Để phòng ngừa cần áp dụng các biện pháp sau:

+ Tỉa bỏ bộ phận bị nhiễm nặng và tiêu hủy. Ngăn chặn nguồn xâm nhiễm bệnh qua giống, bầu, dụng cụ, con người, nguồn nước…

+ Kiểm soát bệnh bằng chế độ phun thuốc định kỳ mỗi khi cây ra đọt non bằng các thuốc Ridomil Gold 68 WG, Anvil 5SC, Revus Opti 440 SC… ( Ridomil pha 2g với 1 lít nước, Revus opti pha 2ml với 1 lít nước, Anvil pha 1ml với 1 lít nước).

  • Bệnh loét
  • Bệnh do vi khuẩn gây ra triệu chứng ban đầu dễ nhầm bệnh ghẻ sẹo.
  • Triệu chứng:

+ Vết bệnh ban đầu đốm chấm nhỏ màu vàng và trong sau đó đạm dần rồi hóa nâu, gồ ghề trên bề mặt。

+ Xung quanh vết bệnh có quầng vàng rõ rệt các vệt bệnh có thể rời rạc hoặc kết dính lại tạo thành một mảng lớn trên bề mặt lá. Kích thước vết bệnh thay đổi tùy độ mẫn cảm của giống.

+ Phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao. Tốc độ lây lan khá nhanh qua nước mưa, nước tưới.

  • Biện pháp phòng trừ: Xantocin 40WP… phun kép mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
    • Bệnh chảy gôm
  • Triệu chứng:

+ Đốm chay nhựa xung quanh thân chính, chỗ chảy nhựa thối ướt, bóc vỏ ra trong lớp gỗ có màu vàng lục, màu nâu rồi đen thâm lại. Cuối cùng vỏ cây thâm đen, khô nứt ra phần gỗ bên trong khô và cứng.

+ Vết chảy nhựa lúc đầu có màu vàng trong, mềm ra, sau bị thâm đen, khô. Nấm xâm nhiễm giữa lớp vỏ và phần thân gỗ tạo thành các vết màu nâu sẫm, phá hủy mạch dẫn của vỏ và lớp mô phân sinh.

+ Khi chảy nhựa ở gốc tán lá ngả vàng, gây rụng lá hàng loạt. Bệnh phát triển quanh thân, cành lá, gây chết sớm cho cành hoặc cả cây.

+ Triệu chứng ở bộ phận dưới mặt đất hệ thống rễ phát triển chậm, nếu đất bị ngập úng hoặc tiêu thoát kém, rễ bị thối, nguồn bệnh có sẵn trong đất và dễ dàng xâm nhập vào phát triển nhanh gây thối toàn bộ rễ, vỏ rễ bị thối mủn ra hoặc tuột khỏi rễ. Bộ rễ hư hại dẫn đến cây còi cọc, cành non bị chết, lá chuyển vàng, hoa, quả bị rụng, cây có thể chết.

  • Biện pháp phòng trừ:

+  Do nấm phát sinh bằng động bào tử, bào từ của nấm bệnh có roi bơi nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nhiệt độ nấm có thể phát triển 10-350C, PH 4-7. Vì vậy, rất khó trừ chủ yếu nên áp dụng biện pháp phòng:

+ Chọn đất trồng: cao ráo, thoát nước nhanh, thiết kế hệ thống tiêu úng sau mưa.

+ Vệ sinh vườn, cắt tỉa tạo tán thoáng, thông gió, cắt tỉa bỏ cành bệnh sớm.

+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold 68 WG, Revus Opti 440 SC… phun, tưới gốc, quét lên vết bệnh, quét quanh gốc. Có thể phun phòng vào các thời điểm ẩm độ cao.

  • Bệnh khô đầu cành
  • Triệu chứng:

+ TC điển hình gây khô cành từ phía ngọn trở xuống, kể cả thân, rễ bị loài nấm này tấn công.

+ Tốc độ phát triển nấm rất nhanh, sau nấm xâm nhiễm gây ra triệu chứng điển hình bao gồm cây chuyển màu già úa, héo lá, mạch gỗ chuyển màu nâu đỏ dạng cục bộ hoặc mất khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng, khô mầm non đầu cành, các nhánh phía đỉnh ngọn, từ các chồi non bệnh nhiễm dần xuống phần thân phía dưới.

+ Khi cây có múi bị bệnh nguy cơ chết rất cao. Đặc biệt, nếu nấm xâm nhiễm vào thân và rễ thì cây chết nhanh chóng và không có phương pháp cứu vãn.

+ Bệnh phát tán nhờ gió và mưa, nấm xâm nhiễm thông qua vết thương cơ giới, thường xảy ra trong mùa mưa. Bào tử phát sinh trong điều kiện nhiệt độ 10-20 độ.

+ Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển 250C, nhiệt độ biểu hiện triệu chứng và chuyển nâu cục bộ 20-22 độ. Ở nhiệt độ 28 thì nấm ngừng phát triển và không biểu hiện triệu chứng.

+ Bệnh cũng lây lan thông qua dụng cụ cắt tỉa, hoặc cành lá bị nhiễm bệnh tàn dư trên mặt đất, bệnh xâm nhiễm qua rễ bị tổn thương. Lá bị nhiễm bệnh thường rụng mùa thu và mùa xuân.

+ Một đặc trưng nấm này sản xuất bào tử có khả năng di chuyển trong mạch gỗ và hình thành nên sợi nấm mới trong cây gây ra vết bệnh mới. Lúc này không thể cứu chữa và cây chết rất nhanh.

  • Biện pháp phòng: Đối với bệnh khô đầu cành biện pháp phòng hiệu quả nhất, do bào tử có khả năng di chuyển trong mạch gỗ việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học hiệu quả không cao. Một số khuyến cao như sau:

+ Không dùng chung dụng cụ cắt tỉa giữa cây bị bệnh và cây khỏe.

+ Thu gom hết tàn dư cành cắt tỉa, thân, cành rễ và cả từng lá rụng xuống vườn.

+ Đào bỏ cả rễ cây chết do bệnh gây ra, thiết kế vườn thoát nước tốt mùa mưa, tỉa cành tạo tán thông thoáng tránh nguồn bệnh lây lan.

+ Có thể phun phòng khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh bằng thuốc hóa học thuộc nhóm Carboxylic acid amides. Trong trường hợp phát hiện muộn, đã có biểu hiện triệu chứng khô đầu cành: Nevo 330 EC, Ridomil Gold 68WP, Anvil 5SC…

6.2. Phòng trừ một số sâu hại

6.2.1 Rệp sáp

– Nhiệt độ thích hợp rệp phát triển 25-300C, nhiệt độ này vòng đời 32-38 ngày, có thể có 6-10 thế hệ/ năm. Tháng mùa đông nhiệt độ thấp vòng đời kéo dài 55-70 ngày đến 3 tháng.

Phòng trừ rệp sáp rất khó cần áp dụng biện pháp:

+ Xử lí hố trước trồng Diazinon hay Carbofuran.

+ Trong mùa khô tưới đủ ẩm.

+ Chọn loại thuốc nhũ dầu và xông hơi mạnh như Selecron 500 EC để phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ.

+ Rệp ở rễ: Đất ẩm dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu 5-7cm rồi rải thuốc. Đối với đất khô dùng xà beng chọc một số lỗ trong diện tích tán cây sâu 20-40 cm, pha thuốc tưới đầy các lỗ và lấp đất lại. Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón phân cho cây.

Có thể phun xà phòng, nước rửa chén trước lúc phun 1 giờ giảm tính chống thấm của lớp sáp trên cơ thể rệp.

6.2 Sâu vẽ bùa

  • Sâu vẽ bùa thường xuất hiện đầu mùa mưa hay giai đoạn ra lá non. Vòng đời 14-17 ngày hoặc dài hơn. Trưởng thành sống ít hơn 1 tuần bắt đầu đẻ sau bắt cặp 24 giờ, trứng đẻ vào ban đêm con cái đẻ hơn 50 trứng (có thể 20 trứng/đêm). Sau 1 ngày trứng sẽ nở thành sâu non. Sâu non phá hại biểu bì lá tạo thành đường ngoằn ngèo không giao nhau trên lá. Sâu non không bao giờ di chuyển hại qua lá khác, sau 5-6 ngày sâu non sẽ vũ hóa.
  • Biện pháp phòng trừ: Phun sau đợt ra lộc Karate 2.5EC, Voliam Targo…

 

3.3. Nhện đỏ (Panonychus citri)

Triệu chứng: Gây hại tất cả các loại cây ăn quả có múi. Chúng sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ, khi mật độ nhện cao nó sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả.

Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết chấm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá, qủa bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc.

Tập trung chích hút dịch cây trên vỏ quả, làm vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu nâu đen, gây hiện tượng rám quả/nhám quả. Nơi rậm rạp thiếu ánh sáng bị hại nặng.

Biện pháp phòng trừ

Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. Khi mật độ chưa caoiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi một phần nhện nhỏ trên các bộ phận của cây hoặc sử dụng dầu khoáng.

Ngoài ra có thể dùng đơn lẻ các loại thuốc để phun trừ nhện có hoạt chất: Abamectin+ Emamectin benzote hoặc chlorfluazuron + emamectin beoate hoặc sulfur hoặc hexithiazox hoặc pyridaben…. Phun theo liều lượng khuyến cáo, phun ướt đều bề mặt lá và các bộ phận khác trên cây.

3.4. Bọ đục cành (xén tóc)

Loài sâu này mỗi năm phát sinh một lứa. Trưởng thành bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 4, rộ nhất trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 và có thể kéo dài đến

tháng 7.

Xén tóc cái đẻ trứng mạnh nhất vào những ngày hè nắng to và nóng. Sâu non mới nở đục ngay vào phía trong gặm ăn phần thịt vỏ, khoảng 15 ngày sau mới đục ăn phần gỗ. Khi sâu non đã tiện quanh lớp gỗ dưới vỏ, cành bọ héo khô, rụng lá. Đây là lúc thực hiện biện pháp phòng trừ có hiệu quả nhất bằng cách cắt hết các cành héo mang đi đốt.

Tuổi sâu càng lớn, sâu càng đục xuống phía dưới và đường đục lớn dần. Khi đã đẫy sức, sâu đục một đường ra sát vỏ cây, song vẫn trừ lại một lớp vỏ mỏng, đó là lỗ vũ hoá sau này. Phần lớn lỗ vũ hoá của sâu tìm thấy ở cành cấp 2, một ít ở cành cấp 1, rất ít khi thấy ở thân.

Khi sâu đã đục vào thân gỗ, thì rất khó phòng trừ. Các biện pháp đều hiệu quả thấp. Có thể dùng bông vải tẩm thuốc xông hơi nhét sâu vão chỗ đùn bọn cưa ra, sau đó dùng xi măng bịt lỗ. Khi chúng không thể đẩy bọn cưa ra thì sau đó chúng khó ăn tiếp. Dưới tác dụng xông hơi thuốc có thể lan tới chỗ sâu non và gây chết.