Lúa ma/lúa cỏ và cách phòng trừ

Một vài năm gần đây lúa ma/lúa cỏ xuất hiện gây hại và ảnh hưởng đến năng suất canh tác lúa, đặc biệt trên diện tích lúa chuyên gieo sạ
Bà con cùng công ty Hoa Tín tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc, biện pháp trừ lúa ma/lúa cỏ.
1. Lúa ma/lúa cỏ là gì?
Lúa ma hay còn được gọi là lúa cỏ, lúa lẫn, lúa 2 tầng,… Ngoài ra nó còn có tên khoa học là Oryza rufipogon.
“Theo ông Trần Văn Lương (Sáu Lương, ở Đồng Tháp, một người từng phải ăn lúa ma suốt 10 năm), sở dĩ dân gian gọi lúa hoang là lúa ma vì hạt lúa có đuôi rất dài, chim, chuột rất sợ ăn phải những hạt này vì nếu lỡ ăn thì chắc chắn sẽ chết vì không thể nuốt được.”
=> Với khu vực ĐB. Sông Hồng lúa ma mới còn xa lạ gây hoang mang nhưng thực tế nguồn gốc có miền Nam rất lâu đặc biệt miền Tây nước nổi rất quen vì “Hạt lúa ma sống rất lâu trong đất, đến mùa hạt sẽ nảy mầm rồi vươn cao. Nước lũ dâng cao tới đâu thì cây lúa cũng ngoi theo tới đó. Tuy nhiên, rất dễ dụng và dụng trước khi bình minh, khó thu hoạch, bông ít hạt năng suất không cao”
Ngoài ra, theo như các nhà khoa học lúa ma mọc tự nhiên, không trên diện tích canh tác không cạnh tranh lúa thường là nguồn gen quý trong lai, chọn tạo giống vì có sức sống kỳ diệu, bất kể ở trong môi trường khô hạn, ngập lụt, phèn mặn và sâu bệnh.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Lang cho biết lúa ma có tên khoa học là Oryza, là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay.
2. Đặc điểm nhận dạng lúa ma
– Lúa ma có thời gian sinh trưởng ngắn, trỗ sớm, hạt dễ rụng, sức nảy mầm cao. Khi xuất hiện, lúa ma sinh trưởng khỏe lấn át lúa thường và không chịu ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ. Hạt lúa có râu dài, hoặc không có râu, hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục màu vàng và vàng sẫm, có dạng hạt mỏ tím, thưa hạt, tỷ lệ lép cao, đặc biệt là rất dễ rụng hạt (khi trỗ loại có dâu thường cao hơn lúa thường 10-15 cm).
– Sau khi hạt rụng xuống gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm luôn, nếu gặp điều kiện bất thuận hạt ngủ nghỉ nhưng vẫn có sức sống cũng như duy trì sức nảy mầm trong vài năm, do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ và tăng dần qua các vụ.
3. Tác hại của lúa ma
Cùng là lúa nhưng nhưng tại sao người nông dân lại luôn tìm cách phòng trừ lúa ma/cỏ? Đó là vì những tác hại mà nó gây ra không hề tốt chút nào mà còn dẫn đến nhiều thiệt hại. Sau đây sẽ là một vài tác hại điển hình:
– Thời gian trưởng thành của lúa cỏ rất nhanh, hạt rụng nhiều có khi lên đến 90%. Điều này khiến năng suất lúa bị giảm sút. Hạt lúa rụng là nguồn lây nhiễm và phát tán ra các vụ tiếp theo.
– Những cây lúa lộn (lúa ma) cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với lúa trồng. Cây không phát triển được, nếu không phát hiện kịp thời sẽ mất trắng vụ.
– Nông dân sẽ không có khả năng thu hoạch được lúa 2 tầng (lúa ma) vì chúng rụng quá sớm.
4. Cách để phòng trừ lúa ma:
Mặc dù chưa thật sự có biện pháp riêng lẻ nào có thể loại trừ được lúa cỏ nhưng bằng những kinh nghiệm xử lý lúa cỏ phổ biến ta có thể tổng hợp lại như sau:
– Thời điểm này chưa có loại thuốc nào đặc trị cây lúa cỏ nên biện pháp tốt nhất vẫn là tỉa bỏ bằng tay và cắt bông khi mới trỗ hạt.
– Chuyển đổi sạ sang cấy, tạo môi trường ngập nước hạn chế hạt giống lúa ma nảy mầm. Cấy hoặc sạ theo hàng để nhận biết lúa ma lên không theo hàng cấy, sạ để nhổ bỏ.
– Sử dụng thuốc trừ lúa cỏ: Sử dụng thuốc trừ cỏ không chọn lọc khi đã nhử được lúa ma mọc lên. Tiếp đến sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm trước khi người dân gieo sạ.
– Luân canh cây màu: Người dân có thể trồng cây màu trong vụ hè thu. Cách này khiến cho lúa cỏ lẫn trong đất sẽ giảm đi đáng kể sau mỗi vụ.
– Chọn giống lúa tốt: Việc lựa chọn giống lúa tốt sẽ giúp hạn chế việc lây lan từ lúa lẫn. Hạn chế việc tự để giống qua các vụ; tuyệt đối không sử dụng lúa tự để ở những vùng đã bị lúa cỏ xâm nhiễm để gieo cấy ở vụ sau.
– Sau mỗi vụ thu hoạch cần khoanh vùng bị nhiễm, vệ sinh đồng ruộng và kênh mương.
*** Lưu ý bà con không nên ngâm ruộng trước gieo để diệt lúa ma, vì lúa ma có khả năng tồn tại rất tốt. Trong điều kiện chôn sâu dưới đất ngập nước, và chỉ cần có điều kiện ruộng cạn (khi gieo sạ) chỉ sau một tháng lúa ma đạt tỷ lệ nảy mầm trên 90%.
Hoặc không nên bơm nước sắp ruộng và thả vịt, những loại lúa ma có dâu dài và cứng, vịt, chim, chuột không ăn nên hiệu quả không cao mà ngược lại tạo điều kiện lúa ma mọc mầm,
Vì vậy, bà con chỉ áp dụng biện pháp ngâm nước, sau đỏ cầy bừa phẳng ruộng để nhử lúa ma mọc, sau đó phun thuốc cỏ không chọn lọc hoặc cắt bỏ, cầy dập, làm đất mới để gieo cấy.
Nguồn: Tổng hợp