HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ĐEN

Đặc điểm chính bệnh lùn sọc đen hại lúa

1. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là vi rút lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus – SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền vi rút này.  

2. Triệu chứng và tác hại

Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.

Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.

Một số triệu chứng của bệnh lùn sọc đen hại lúa được trình bày ở Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Môi giới truyền bệnh và cơ chế lan truyền của bệnh

Rầy lưng trắng là môi giới chính truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh.

Rầy lưng trắng sau khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết. Vi rút không truyền qua trứng rầy.

Bệnh không truyền qua hạt giống lúa, không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.

4. Tồn tại của bệnh trên đồng ruộng

Ngoài cây lúa, bệnh lùn sọc đen còn gây hại trên ngô, lúa mì, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng, vì các cây này cũng là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa vi rút để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó.

Vi rút gây bệnh tồn tại trong cơ thể của rầy lưng trắng sống qua đông hoặc di chuyển rất xa theo gió và bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ tiếp theo.

 Biện pháp phòng bệnh

1. Vệ sinh đồng ruộng

Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô.

2. Phòng ngừa rầy môi giới

a)  Né rầy

Theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác. Thời điểm gieo mạ, cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 – 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn.

b) Bảo vệ mạ

Thực hiện gieo mạ có che ny lông để kết hợp chắn rầy với chống rét trong vụ Đông Xuân. Không gieo mạ ở những ruộng vụ trước có bệnh.

Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy cho mạ, dùng thuốc nội hấp.

Thường xuyên thăm đồng, kết hợp với theo dõi bẫy đèn để dự báo mật số rầy trên đồng ruộng, xét nghiệm mẫu rầy để phát hiện nguồn rầy mang vi rút.

c) Các biện pháp canh tác

 Hạn chế sử dụng những giống lúa đã xác định nhiễm bệnh nặng, sử dụng các giống kháng (chống chịu) rầy hoặc ít nhiễm rầy.

Bón phân cân đối, đặc biệt không bón thừa phân đạm, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” hoặc SRI ở nơi có điều kiện để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại.

Bố trí cơ cấu mùa vụ lúa hợp lý theo hướng giảm tỷ lệ trà lúa Xuân sớm, Xuân trung. Bố trí có thời gian cách ly giữa vụ Xuân và vụ Hè Thu – Mùa tiếp theo trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến thời vụ của vụ Đông để cắt cầu nối truyền bệnh và có đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng.

Điều 5. Các biện pháp trừ bệnh

1. Trừ bệnh khi lúa xuất hiện bệnh

a)  Giai đoạn lúa từ gieo cấy –  đứng cái

Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm cây lúa khỏe.

Phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc nội hấp trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh.

Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi: bón cân đối N-P-K, lưu ý không bón thừa đạm; khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón lân và kali.

Sau khi thu hoạch lúa ở ruộng bị bệnh tiến hành ngay cày vùi ruộng đó để tiêu diệt triệt để mầm bệnh.

b) Giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi

Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh.

Thường xuyên quan sát kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng, khi phát hiện có rầy rưng trắng tiến hành ngay phun thuốc trừ rầy ở ruộng đó và các ruộng xung quanh, sử dụng loại thuốc theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa:

Giai đoạn lúa phân hóa đòng – trỗ dùng thuốc trừ rầy nội hấp hoặc thuốc trừ rầy tiếp xúc, hoặc kết hợp.

Giai đoạn sau trỗ – chín dùng thuốc trừ rầy tiếp xúc.

Chăm sóc lúa mau phục hồi như nêu trên.

Sau khi thu hoạch lúa ở ruộng bị bệnh tiến hành ngay cày vùi ruộng đó.

2. Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh

Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm nặng, khó phục hồi được).

Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc.

Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trồng cây khác (ngoại trừ ngô) thay lúa nếu điều kiện cho phép.

Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc trồng cây khác. 

Một số triệu chứng bệnh lùn sọc đen hại lúa:

DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY

(TRONG ĐÓ CÓ RẦY LƯNG TRẮNG) HẠI LÚA

  1. Hoạt chất Dinotefuran
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc III (WHO).
  • Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp.
  • Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc. Hiệu lực của thuốc thể hiện rõ ngày sau vài giờ phun thuốc.
  • Lượng dùng: Thuốc dạng 20WP dùng 50-100 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Clothanindin.
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc III (WHO).
  • Thuốc có tác dụng nội hấp.
  • Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc.
  • Lượng dùng: Thuốc dạng 16WGS dùng 140 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Thiamethoxam
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc III (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh vào cây và có tính hướng ngọn.
  • Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.
  • Liều lượng sử dụng: Dạng 25 WG dùng 25 – 80 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Pymetrozine
  • Nhóm thuốc Pyridine azomethine.
  • Nhóm độc III (WHO).
  • Thuốc có tác dụng nội hấp, làm ngưng hoạt động của hệ tiêu hoá.
  • Lượng dùng: Thuốc dạng 50WG dùng 300 g/ha. Lượng nước phun là 480 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Imidacloprid
  • Nhóm
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh chóng và có tính hướng ngọn.
  • Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.
  • Lượng dùng:

Thuốc dạng 100 SL dùng 0,4- 0,5 L/ha pha trong 400 lít nuớc.

Thuốc dạng 10 WP, 100 WP dùng 0,4- 0,5 kg/ha pha trong 400 L nước.

Thuốc ở dạng 700 WG dùng 40 g/ pha trong 400 L nước.

Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Fenobucarb
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, không lưu dẫn.
  • Thuốc diệt rầy non và rầy trưởng thành, không diệt trứng.
  • Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2,0 L /ha, pha trong 400 L nước. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Isoprocarb
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có tính xông hơi nhẹ.
  • Lượng dùng:

Thuốc dạng 20 EC dùng 1,5-2,0 L/ha pha trong 400 L nước.

Thuốc dạng 25WP dùng 1,5-2,0 kg /ha pha trong 400 L nước.

Thuốc dạng 50WP dùng 0,7-1,0 kg/ha pha trong 400 L nước.

Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Abamectin
  • Nhóm thuốc
  • Nhóm độc Ib (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
  • Thuốc có tác dụng trừ rầy non và rầy trưởng thành hiệu quả cao.
  • Lượng dùng: dạng 1.8EC: 0.25 – 0.5 lít/ha; dạng 3.6EC: 0.2 – 0.4 lít/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

 

  1. Hoạt chất Fipronil.
  • Nhóm thuốc Phenyl pyrazoles.
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
  • Lượng dùng: dạng 0.3G: 10 kg/ha; dạng 5SC: 0.4 – 0.5 lít/ha; dạng 800WG: 25- 30 g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun hoặc rải thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Chlorpyrifos Methyl.
  • Nhóm thuốc O
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
  • Thuốc có tác dụng xử lý hạt giống.
  • Lượng dùng: dạng 40EC: 25ml/ 20 lít nước/ 15- 20 kg.hạt giống. Ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc từ 12-14 giờ, sau đó vớt ra ủ bình thường.
  1. Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl.
  • Nhóm thuốc Organophosphate
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
  • Lượng dùng: 0.4 – 0.6 kg/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Acetamiprid.
  • Nhóm thuốc Neonicotinoid
  • Nhóm độc II (WHO).
  • Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
  • Lượng dùng: dạng 200WP: 300 – 500 g/ha; dạng 200EC: 300 – 400 ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.
  1. Hoạt chất Buprofezin
  • Nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng
  • Nhóm độc III (WHO)
  • Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp chitin, cản trở quá trình lột xác của rầy non, làm rầy non bị chết. Thuốc không diệt được rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của chúng. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2-3 ngày khi rầy non lột xác mới chết nhưng thời gian duy trì hiệu lực kéo dài).
  • Lượng dùng:

Thuốc ở dạng 10 WP hoặc 10 BTN dùng 1,0 – 1,2 kg/ ha pha trong 400 L nước.

Thuốc ở dạng 25 WP dùng 0,6 kg/ha pha trong 400 L nước.

   Chú ý : Phun thuốc khi rầy non mới nở, rầy tuổi còn nhỏ.

  1. Có thể dùng các loại thuốc BVTV có chứa hỗn hợp các hoạt chất trên như trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

Trích: Thông tư số 17/2010/TT-BNNPTNT