KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY NHÃN GIAI ĐOẠN KINH DOANH

I. KTTC thời kì ra hoa – đậu quả

  1. Bón phân bổ sung

Trước ra hoa nửa tháng bón phân:

+ Lượng phân cây 5-10 tuổi: 10kg NPK/cây hoặc 5kg lân+0.3kg đạm+0.3kg kali.

+ Cách bón:

Hòa nước và tưới đều xung qunah tán hoặc rải đều quanh tán và lấp lớp đất mỏng.

Tuyệt đối không xới xáo, cuốc trong tán cây tránh gây tổn thương rễ.

Chú ý: Khi cây ra hoa đậu quả non tuyệt đối không tiến hành các khâu như chăm sóc xới só, bón phân.

  1. Chú ý hiện tượng mưa axit hại hoa, quả non

Cách phát hiện: Khi cơn mưa rào đầu tiên hứng nước chậu sạch đặt vị trí cao, sử dụng quỳ tím để xác định. Quỳ tím ngả màu đỏ mưa axit. Hoặc không có giấy quỳ đổ chén chè đặc vào chậu nước mưa sau 5-10’ nếu có nhiều tạp chất và axit nước chuyển màu đen đục.

– Cách khắc phục: Rửa toàn bộ hoa, lá, quả, cây rung cành cây dóc nước. Chú ý không xối thẳng nước vào chùm hoa, quả non.

  1. Phòng trừ sâu bệnh hại chính

– Bệnh hại hoa, quả non:

+ Sương mai: Ridomil phun kép lần 1 hoa bắt đầu nhú, lần 2 trước nở hoa 7-10 ngày

+  Phấn trắng: Phun Anvil lần 1 bệnh chớm phát, lần 2 sau lần 1từ 5 -7 ngày.

  • Sâu hại hoa, quả non

+ Rệp hại quả: Phun Sherpa, trebon phun 2 lần lần 1 khi phát hiện và sau 5 ngày phun lần 2.

+Bọ xít nâu, sâu đo ăn lá: Sử dụng thuốc như trên.

II. KTTC quả non đến thu hoạch

1. Chăm sóc

-Bón phân qua rễ: Với cây 10 tuổi năng suất 1 tạ quả: 0.5-0.8 kg đạm + 1-1.5kg kali + 0.8-1kg lân bón 3 lần:

+ Lần 1: Quả non đường kính bằng hạt ngô.

+ Lần 2: Quả non đường kính 0.5-0.6 cm.

+ Lần 3: Đường kính 1-1.5 cm

-Bổ sung phân qua lá.

– Một số biện pháp khác:

+ Nếu khô hạn 5-1 tuần tưới nước, tủ gốc giữ ẩm sau tưới.

+ Nếu mưa to ngập úng cục bộ, rãnh thoát. Nếu mưa dài ngày có biện pháp tiêu nước.

+ Nếu nghe đài báo có gió cấp 6 trở lên phải có phương án chống gió to, bão.

2. Phòng trừ sâu bệnh

– Rệp, rầy: Trebon, sherpa.

– Bọ xít nâu, sâu mái chìa: Sherpa, Shezol.

– Một số sâu ăn lá câu cấu, vòi voi, ban miêu: Padan, sherpa.

– Bệnh xém mép lá, khô đầu lá, đốm đen, đốm nâu, khô cành:

Rhidomit, Anvil, Aliette.

III. Sau thu hoạch ( tháng 8 đến hết tháng 10)

  1. Cắt tỉa và vệ sinh đồng ruộng

– Tiến hành trên cả vườn không cho thu hoạch. Việc cắt tỉa, vệ sinh vườn tạo cho cây bộ tán thông thoáng, giảm khả năng trú ngụ sâu, bệnh, dinh dưỡng tập trung nuôi cành thu. Loại bỏ cành vô hiệu, cành vượt, cành sâu bệnh. Cắt tỉa 2 đợt:

  • Đợt 1: Cuối tháng 8 – giữa tháng 9 loại bỏ cành la, cành vượt, cành sâu bệnh, quét vôi.
  • Đợt 2 : Nửa cuối tháng 9 trên cây khỏe có tuổi trên dưới 10 năm và chủ yếu trên lộc thu, chỉ đẻ mỗi cành 1-2 lộc thu to, khỏe, số còn lại tỉa bỏ để tập trung dinh dưỡng.

2. Bón phân

  • Cây trên 10 năm tuổi trở lên, cho thu 5kg quả bón 50-100kg phân chuồng, 1-1.5kg đạm ure, lân super 1,5 -2kg, kali 1.5-2kg hoặc thay thế NPK
  • Cách bón:

Chiếu mép tán ra 30cm đào rãnh 20cm x 20cm vòng quanh tán. Phân trộn đều trước khi rải xuống rãnh và lấp đất lại

Đối với cây không cho thu hoạch lượng đạm, kali giảm 1/2., lượng lân và phân chuồng giữ nguyên.

+ Bổ sung phân bón lá 3 lần: Lần 1 sau khi bón phân, lần 2 lộc thu dài 5cm, lần 3 lộc chuyển bánh tẻ.

  1. Phòng trừ sâu bệnh
  • Đối tượng chính: bọ xít, rầy, rệp, châu chấu, vòi voi, ban miêu. lần 1 khi lộc nhú, lần 2 lộc rộ.

*Chú ý : Các công việc chăm sóc kết  kết thúc cuối tháng 10. Không chỉ định những công việc này trong tháng 11, 12.

IV. Kĩ thuật thâm canh tháng 10 đến tháng 12

  1. Cắt tỉa tạo tán
  • Biện pháp ý nghĩa quan trọng giảm sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng, chóng ra hoa kết quả, cho năng suất cao, nhiệm kì kinh tế lâu dài.
  • Đối tượng cắt bỏ: cành mọc quá dày trong tán, cành lộn xộn, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh.
  • Phương pháp tỉa chính:

+ Tỉa thưa: Cành mọc quá dày, chồng lên nhau, cành bị bệnh, cành khô.

+ Cắt ngắn bớt: Cành vượt.

  • Chú ý khi cắt tỉa: Cắt tỉa trong tán trước, đến ngoài tán, cắt cành lớn trước, cành bé sau. Tránh tạo mảng trống, để cho sự phân bố cành tán trên cây thật đều. Vết cắt ngọt trơn, không sây sát, nên cắt trời nắng.
  1. Biện pháp hạn chế lộc đông
  • Lộc đông mọc tháng 11 đến tháng 12.
  • Khống chế lộc đông: hạn chế nước, chất dinh dưỡng, phun điều tiết sinh trưởng.

+ Lộc đông ra 5-10cm dùng tay vặt bỏ.

+ Lộc đông dài 36cm, dùng cày hoặc cuốc làm đứt rễ khu vực hình chiếu tán, cuốc sâu 20-30cm hoặc đào rãnh 30-50cm rễ dứt hẳn. Sau 1-2 tuần đất rãnh se lại thì lấp đất. Chỉ nên chặt đứt rễ cây khỏe, cây già yếu không nên áp dụng biện pháp này.

+ Phun điều tiết sinh trưởng theo khuyến cáo. Hoặc dùng ure 3% để phun.

Chú ý: Dừng mọi biện pháp chăm sóc như: bón phân, tưới nước, xới xáo…

  1. Phòng trừ sâu bệnh
  • Sâu ăn lá: châu chấu, ban miêu, sâu róm…
  • Sâu chích hút: bọ trĩ, bọ xít, rầy, rệp,…
  • Sâu tiện vỏ nhãn.
  • Bệnh đốm lá, khô mép lá.