KỸ THUẬT THÂM CANH VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CHO CÂY VẢI

Kĩ thuật thâm canh và tăng năng suất

  1. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rụng hoa quả

Có 4 nguyên nhân gây hiện tượng rụng hoa quả:

  • Sự cách niên, năm trước được mùa thì năm sau mất mùa.
  • Dinh dưỡng bị thiếu, do bón phân không đầy đủ.
  • Do thời tiết không thích hợp, khi ra hoa gặp mưa nhiều, ẩm độ cao dễ rụng.
  • Do sâu bệnh, nhất bệnh sương mai gây rụng hoa vải rất nhiều

Biện pháp hạn chế rụng hoa quả:

  • Sau khi thu hoạch quả xong (tháng 6) cần bón thêm phân thúc đầy đủ, nhất năm được mùa bón thêm phân hữu cơ. Sau đó nếu cây ra lộc cần tỉa bỏ tập trung dinh dưỡng nuôi lộc thu.
  • Khoảng tháng 9-10 khi cây ra lộc thu cần bón phân trong đó nhiều lân và kali để phân hóa mầm hoa và nuôi quả.
  • Khoảng cuối tháng 3 vải đậu quả non nên bón tăng kali và đạm để nuôi quả, nhất vụ sai quả. Bón đợt này hạn chế rụng quả non.
  • Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chú ý bệnh sương mai.
  • Nguyên nhân về thời tiết: Khắc phục 1 phần bằng bón phân kịp thời sau thu hoạch đợt lộc mùa thu ra sớm, đến khi cây ra hoa kết quả tránh thời tiết ẩm thường xảy ra vào tháng 3.

Biện pháp hạn chế lộc đông:

  • Để cây vải chính vụ phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn thì đợt lộc cuối cùng nhú trước 31/10
  • Giai đoạn đầu tháng 11-12, đối với cây khỏe, sinh trưởng tốt đã nhú đợt lộc cuối tháng 10 không được tưới ẩm cho vườn vải.
  • Biện pháp kĩ thuật hạn chế:

+ Trên cành cấp 2, 3 dùng dao sắc khoanh đường xoắn 1-3 vòng tròn/ cành ( tùy sinh trưởng của cây), vòng nọ cách vòng kia 1.5-2cm, vết khoanh vừa chạm đến gỗ. khi khoanh không được nghiêng dao làm lật vỏ cây. Không khoanh cây cằn cỗi, không có khả năng ra lộc đông.

+ Cuốc vỡ lật đất rộng 40-50cm, sâu 25-30cm xung quanh tán cây và để phơi ải. Mục đích đứt rễ tơ đang hoạt động mạnh, vừa làm cho đất chóng khô hạn chế hút nước hạn chế ra lộc đông.

+ Dùng chất điều hòa sinh trưởng phun vào lộc đông đã ra.

  1. Tỉa cành và tạo tán
  • Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn kinh doanh. Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả.

– Kỹ thuật cắt tỉa: 

* Cắt tỉa tạo hình cho vườn cây kiến thiết cơ bản:

  • Tạo cành cấp 1:

Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.

  • Tạo cành cấp 2:

Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.

  • Tạo cành cấp 3:

Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.

* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải thiều kinh doanh:

– Cắt tỉa vụ xuân: được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh. Với cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.

– Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành giữa tháng 5 đến đầu tháng 6; cắt bỏ những cành hè mọc nhỏ, yếu, mọc quá xít nhau, chỉ để lại 1 – 2 cành khoẻ trên cành mẹ. Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những chùm chùm quả nhỏ, sâu bệnh.

-Cắt tỉa vụ thu: được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.