NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN VÔ CƠ VÀ ĐẶC TÍNH NGUYÊN LIỆU

1.1. Đạm

* Ba nguồn chính của nitơ, được sử dụng trong nông nghiệp là urê, amoni và nitrat

* 2 dạng đạm chính:

  • Ammonium NH4+ :

Tính chua sinh lý.

Đất giữ dạng hấp thu trao đổi hạn chế rửa trôi

– Nitrat NO3- :

Phân kiềm sinh lý

Hòa tan mạnh trong nước, cây dễ hấp thu nhưng dễ bị rửa trôi.

Thích hợp cây vụ đông, vùng khô hạn, đất mặn, thành phần cơ giới nặng, đất chua.

Kém hiệu quả cây lúa

* Điều kiện áp dụng

– Đạm Nitrat có tác dụng trong điều kiện khô hạn.

– Đạm amon hiệu quả hơn trong điều kiện ẩm.

  • Nguyên liệu sản xuất Đạm amon 

– NH4CL: 24-25%N và 75%Cl

Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất phân đạm Amonium Clorua. NH4Cl chứa 24-25%N và 75%Cl-. Amôn clorua không được ưa chuộng vì: gây chua và để lại ion Cl- tồn dư trong đất. Cl- tích lũy nhiều có thể gây mặn và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh vật trong đất. Một số cây hạn chế sử dụng amôn clorua như: thuốc lá, thuốc lào, hành, tỏi, khoai tây, cà chua, cỏ chăn nuôi, cà rốt, đậu rau …

 – SA: 20-21%N và 23-24%S

Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất Đạm SA, chỉ có 1 số là sản phẩm phụ của các nhà máy sản xuất gang, thép. Đạm SA chứa 20-21%N và 23-24%S. Phân amôn sufat (SA) có thể  làm chua đất, khắc phục bằng cách kết hợp với các loại phân lân kiềm như phân lân nung chảy hoặc bột phôtphorit. Là loại phân tốt vì có cả N và S, hai chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Có tác dụng nhanh đối với các loại cây trồng, cảnh giác khi bón cho cây con vì dễ bị cháy lá.

 – Ure: 44-48% N

Có 2 loại chính: Hạt nhỏ và hạt ngố (hạt đục, hạt to).

Loại phân sử dụng tốt cho nhiều loai cây trồng khác nhau, trên các loại đất khác nhau, nhưng đặc biệt thích hợp trên đất chua, bạc màu, đất rửa trôi mạnh. Bón lót, bón thúc bón vào đất hoặc phun qua lá. Trong các loại phân đạm, ure thích hợp nhất cho việc bón trên lá.

Để tránh quá trình amon hóa phân ure trên đất có thể dẫn đến mất đạm, cần bón sâu vào đất. Do hàm lượng dinh dưỡng có trong phân cao trộn đất bột, phân chuồng để bón

–  NH4HCO3: 17,5%N

–  DAP: 18-20% N và 46-50%P2O5

–  MAP: 12%N và 61%P2O5

*  Nhóm tính axit (chua): NH4CL; SA

*  Nhóm trung tính: Ure

*  Nhóm kiềm (tạm thời): NH4HCO3

  • Nguyên liệu sản xuất Đạm Nitrat

– NaNO3: 16% N và 25% Na2O

– Ca(NO3)2: 15-15,5%N và 25%CaO

– Canxi-magiê nitrat: 13-15%N và 8%MgO

– KNO3 : 13%N và 44%K2O

– NH4NO3: 33-35%N ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-

– Tan tốt trong nước

– Dễ hút ẩm

– Dễ phân hủy và dễ rửa trôi

– Tác dụng nhanh với cây trồng. Tuy nhiên ít sử dụng  vì khó bảo quản dễ cháy nổ và kém hiệu quả

* Nhóm phân chua sinh lí: NH4NO3

* Phân kiềm mạnh: Ca(NO3)2

1.2.   Lân

Gồm nguyên liệu lân:

  1. Super lân
  • Ưu điểm: Supe lân có tính axit và dễ tan trong nước, cây hấp thụ tức thời, có tính dẻo nên dễ ve viên tạo hạt.
  • Nhược điểm: Màu tối (xám) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu). Riêng Supe lân trắng Trung quốc có thể sử dụng trên dây chuyền tạo hạt 1 màu hàm lượng cao.

2. Lân nung chảy

–    Ưu điểm: Có tính kiềm (pH: 8 – 8,5), không tan trong nước (Chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit do dễ cây tiết ra), dễ tạo hạt, làm hạt cứng (nhân hạt) dễ sấy khô.

–     Nhược điểm: Màu tối (đen, xám đen) và hàm lượng lân thấp nên chủ yếu được sử dụng trong việc sản xuất phân NPK có hàm lượng thấp và trung bình (tổng NPK < 25%) và có màu tối (không sử dụng trong sản phẩm NPK có màu sắc sáng vì khó phối màu).

Công ty sản xuất : Lân nung chảy Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao

3. MAP

– Ưu điểm: MAP có hàm lượng lân cao (từ 40 – 50% P2O5 hữu hiệu) và có chứa cả Đạm (từ 8-10%N), dạng bột có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.

– Nhược điểm: Giá thành cao, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các

nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.

4. DAP

– Ưu điểm: DAP có hàm lượng lân cao (từ 44 – 45% P2O5hh) và có chứa cả Đạm (từ 10 –16%N), hạt đẹp có tính dẻo nên được sử dụng nhiều trong phối trộn phân hỗn hợp (3 – 4 màu) hoặc nghiền để dùng tạo hạt phân bón có hàm lượng NPK cao.

– Nhược điểm: Giá thành cao, phải nghiền (trừ sản phẩm DAP bột) nếu sản xuất phân bón công nghệ 1 hạt, trong sản phẩm chỉ có hàm lượng lân và đạm không chứa các nguyên tố khác như Canxi, Magie, lưu huỳnh, silic.

* Nhóm tính chua: Super lân; MAP; DAP

* Nhóm tính kiềm: Lân nung chảy

1.3. Kali

Gồm 3 nguyên liệu:

  • KCL (kali đỏ)
  • K2SO4 (kali trắng)
  • Kali Magie Sunphat

* Phân chua sinh lí