QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHÃN

QUY TRÌNH KĨ THUT TRNG VÀ BÓN PHÂN CÂY NHÃN

  1. Chọn giống
  • Khỏe, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khỏe, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm phải đạt 0.6cm trở lên và chiều cao phải trên 30cm.
  • Phải hết sức thận trọng khâu chọ giống vì đầu tư sau 3-4 năm không cho quả hoặc quả chất lượng kém gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
  1. Mật độ và khoảng cách trồng
  • Đối với vùng đồng bằng: 8x8m (160 cây/ha)
  • Đối với đồi núi: 7x7m, 6x7m (200-235 cây/ha).
  • Để tăng hiệu quả thu hoạch: 8x5m (hàng cách hàng 8m, cây cách cây 5m) sau 7-10 năm cách 1 cây bỏ 1 cây.
  1. Làm đất, đào hố
  • Làm đất:
  • Đồng bằng: đất thấp, trũng, dễ ngập tiến hành đào mương, vượt đất hoặc đắp ụ.
  • Gò đồi, vùng núi thấp: Thiết kế theo đường đồng mức hay bậc thang.
  • Đất núi đá, núi đất không liền khoảnh đào hố vẩy ca
  • Đào hố:
  • Đất đồng bằng (rộng x sâu): 60×30-50cm.
  • Đất gò đồi và miền núi: 80-100 x 60-100cm. Vùng đất đồi hố 1mx1m sinh trưởng cây tăng gấp đôi hố 1×0.3-0.5m.
  1. Thời vụ
  • Miền bắc:

– Vụ xuân: tháng 2-3 tốt nhất.

– Vụ thu:  tháng 8-10.

  • Miền Nam: Đầu hoặc cuối mùa mưa.
  1. Trồng xen
  • Trong 3-4 năm đầu xen họ đậu, cây phân xanh hoặc loại rau màu, cây ăn quả ngắn ngày đu đủ, chuối…
  1. Bón phân
    • Kiến thiết cơ bản
  • Bón 4 đợt vào đầu các đợt ra lộc xuân, hè, thu, đông. Kết hợp cắt tỉa tạo hình cho cây.
  • Cách bón:

+ Hòa phân bón 5-10 lít nước tưới cho cây. Cây càng lớn, tán cây càng rộng lượng phân bón càng tăng.

+ Hoặc xới nhẹ theo hình chiếu tán cây, rải phân và tưới nước.

  • Kinh doanh
  • 1 tấn quả tươi = N:P:K 1-1.28 : 0.37- 0.5 : 1.76-2.15 tương ứng 2,7kg ure + 3.5kg super lân + 3kg KCL cho 1 cây. Tỷ lệ N:P:K có hiệu quả cao với nhãn: 1:0.5:1 hoặc 1:1:2.

Thời kì bón phân:

+ Lần thứ 1: Đầu tháng 2, lúc cây phân hóa mầm hoa. Tăng cường đạm phối hợp lân, kali nhằm thúc đẩy phát triển giò hoa để có nhiều chùm hoa và chùm hoa to

Chú ý: Không bón quá nhiều đạm tránh mọc cành vượt.

+ Lần thứ 2: Cuối tháng 3 đầu tháng 4: Thúc cành hè, đồng thời chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần thứ 3: Cuối tháng 6 thúc quả. Ý nghĩa với sản lượng quả trong năm và chuẩn bị điều kiện sinh trưởng phát triển tốt năm tới.

+ Lần thứ 4: Đầu tháng 7 đến tháng 8 thời kì quả phát triển nhanh. Nên hòa phân tưới. Đợt bón khắc phục mâu thuẫn giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và phát triển cành.

+ Lần thứ 5: Sau thu hoạch quả ( tháng 8-9). Bổ sung phân hữu cơ+vô cơ nhằm phục hồi sinh trưởng và bồi dưỡng cành thu là cành mẹ năm sau.

*Trong năm lần bón: Lần 1 và 5 là 2 lần bón quan trọng nhất nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời dinh dưỡng cho phát triển hoa, quả và cành của cây.

Phương pháp bón:

+ Căn cứ phân bố bộ rễ: Thông thường theo hình chiếu tán cây và độ sâu 30-50cm.

+ Thời tiết: Hạn hòa tưới

+ Bổ sung phân qua lá: Thường tiến hành thời kì quả non phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày 1 lần. Bón Bo qua lá đậu hoa không phối hợp thuốc trừ sâu.

Hướng dẫn cụ thể lượng và cách bón:

Thời điểm bón Loại phân Lượng bón

(kg/cây)

Cách bón

 

Bón lót trước khi trồng NPK 16-16-8+TE

Hoặc NPK 16-12-8+TE

0.1 – 0.2 Kết hợp phân chuồng bón trước trồng 2-3 tuần.
Cây kiến thiết cơ bản Năm nhất NPK 16-16-8+TE

Hoặc NPK 16-12-8+TE

0.2 – 0.3 Bón 4 đợt vào đầu các đợt ra lộc xuân, hè, thu, đông (Tháng 2,5,8,11). Bón cách gốc 25-30 cm, vun nhẹ và tưới nước.
Năm 2 NPK 16-16-8+TE

Hoặc NPK 16-12-8+TE

1.0 – 1.5
Năm 3 NPK 16-16-8+TE

Hoặc NPK 16-12-8+TE

1.5 – 2.0
Cây kinh doanh Sau thu hoạch

 

NPK 16-16-8+TE

Hoặc NPK 16-12-8+TE

1.2 – 2.0 Tạo rãnh xung quanh tán: chiều rộng 30-40 cm, chiều sâu 20-30 cm. Bón phân + phân chuồng, tưới nước và lấp đất lại.
Đón lộc thu NPK 13-13-13+TE

Hoặc NPK 15-15-15+TE

Hoặc NPK 17-17-17+TE

1.0 – 2.0 Nên hòa ra để tưới.
Phân hóa mầm hoa NPK 13-13-13+TE

Hoặc NPK 15-15-15+TE

Hoặc NPK 17-17-17+TE

0.5 – 0.8 Tạo rãnh xung quanh tán chiều rộng 25-30 cm, chiều sâu 10-15 cm. Bón phân, tưới nước và lấp đất lại.
Sau phân hóa quả NPK 16-8-16+TE 1.0 – 1.5
Nuôi quả NPK 16-8-16+TE 1.0 – 1.5

 

  1. Tạo hình và cắt tỉa
  • Biện pháp kĩ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất, khắc phục hiện tượng cách năm, kéo dài thời gian thu hoạch và tăng hiệu quả kinh tế.
    • Tạo hình cây con
  • Độ cao thân chính và hình dạng tán phụ thuộc giống, địa điểm trồng, phương pháp nhân giống, mật độ… có sự khác nhau.
  • Thông thường cây ghép thân chính cao 40-100cm trên đó giữ lại 3-4 cành cấp 1 phân bố đều các phía và hợp thân chính góc 450. Cành cấp 1 để 2-3 cành cấp 2 độ dài 30-35cm (cắt bớt dài quá).
  • Tạo hình tiến hành từ năm 2 trước mọc cành xuân.
  • Đợt cành thu năm 3 rất quan trọng là cành mẹ năm sau cần bảo vệ tốt, cây con trong năm 1-3 có hoa nên cắt bỏ tập trung cho cây sớm bộ tán khỏe mạnh.
    • Cắt tỉa cây đã có quả
  • Cắt tỉa mùa xuân: Tiến hành đồng thời tỉa hoa, cành mọc lộn xộn, cành sâu bệnh…
  • Cắt tỉa mùa hè (T6-7): Kết hợp tỉa quả, cắt bỏ cành mọc chụm, tăm, bệnh… để lại 1-2 cành hè.
  • Cắt tỉa sau thu hoạch: Cắt tỉa nhẹ.

Chú ý: Mức độ cắt tỉa phụ thuộc giống tuổi, sức khỏe cây…. để quyết định cắt đau hay cắt nhẹ.

+ Giống khỏe, sung sức, tốt phân cắt đau.

+ Giống sinh trưởng yếu, trồng đất đồi, thiếu nước già yếu cắt tỉa nhẹ.

  1. Tỉa hoa, tỉa quả
  • Với cây nhãn ưu thế đỉnh sinh trưởng rất mạnh. Thời kì có quả các mầm ở nách cành quả không dễ nảy thành cành vì ảnh hưởng ưu thế đỉnh sinh trưởng. Vì vậy, năm được mùa cành hè, cành thu ra rất ít nguyên nhân hiện tượng quả cách năm.
  • Vào mùa hoa, quả tỉa bớt 1 số chùm hoa quả làm cây quả to đều và nhiều cành hè, thu là cành mẹ năm sau.

Cách làm:

  • Tỉa hoa (tỉa bớt 1 số chùm hoa)
  • Thời gian tỉa hoa: tháng 4 (tiết thanh minh) chùm hoa dài 12-15cm, nụ hoa rõ nhưng chưa nở

+ Bẻ sớm: Không phân biệt chùm tốt xấu, hơn nữa bẻ sớm mọc chùm hoa đợt 2.

+ Bẻ muộn: Cây tiêu hao dinh dưỡng không đạt yêu cầu tỉa hoa.

  • Vị trí bẻ chùm hoa: Xê dịch vị trí tiếp giáp 2 đợt cành:

+ Bẻ sớm (đầu T4) sâu 1-2 đốt với vị trí tiếp giáp.

+ Bẻ muộn (Cuối T4) bẻ vị trí tiếp giáp.

+ Cây khỏe bẻ vị trí sâu hơn, cây yếu cao hơn.

  • Tỉa đi bao nhiêu chùm hoa thì vừa phải:

+  Chăm sóc tốt: 20-30% số chùm.

+ Chăm sóc quản lý kém: 50-60%.

  • Trên 1 cây:

+ Trên 1 tán: Giữ lại chùm hoa phần giữa và dưới tán, tỉa bỏ phần trên tán.

+Tỉa bỏ chùm hoa ngoài tán giữ chùm trong tán. Giữa chùm hoa to dài bỏ chùm nhỏ.

+ Tỉa bỏ chùm hoa quá lớn đầu cành khỏe ( hoa nhiều hoa cái ít). Giữ chùm kích thước trung bình.

+ Tỉa chùm sâu bệnh. Trên cành mẹ 2 chùm bỏ một.

  • Tỉa quả
  • Tiến hành sau rụng quả sinh lí kết thúc, quả bằng hạt đậu tương ( đầu và giữa T6).
  • Tỉa quả sâu bệnh, dị hình, quả ngọn chùm.
  • Chùm lớn giữ 60-80 quả non, chùm vừa 40-50 quả, chùm nhỏ 20-30 quả.
  1. Phòng trừ sâu bệnh
    • Bệnh mốc sương và sương mai

Khi cây bắt đầu ra giò hoa ( tháng 12-2).

Phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa thông thoáng vào mùa đông.

+ Thuốc Booc đô 1%, Ridomil, Score, Anvil… Phun kép lần 1 bắt đầu ra giò hoa, lần 2 giò hoa nở 5-7 ngày.

  • Chú ý: Đối tượng dễ phát sinh thành dịch.
  • Bọ xít nhãn

– Gây hại: Cây ra ngọn non- quả làm rụng hoa, quả chết cành.

– Phòng trừ:

+ Tỉa cành để hoa và ngọn non tập trung.

+ Vợt bắt trưởng thành, rung cây bắt trưởng thành mùa đông.

+ Phun mật độ cao: phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).

  1. Thu hoạch và bảo quản
    • Thu hoạch

– Miền bắc: Giữa tháng 7 đến tháng 8 và kéo dài T9.

– Miền nam: chính vụ tháng 6-8, trái vụ 12-1.

– Vị trí cắt: Phần cuối chùm quả, tối đa cắt thêm 1-2 lá. Cắt sâu hết chùm lá phía dưới bỏ mất mầm ngủ mất hoặc chậm khả năng nảy lộc của cành thu.

  • Bảo quản

– Chăm sóc trước thu hoạch: Bón phân, tưới nước đầy đủ và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngừng tưới nước 1 tuần trước thu hoạch.

– Chọn giống để bảo quản: Nhãn cùi, vỏ dày cất giữ tốt > nhãn nước, vỏ mỏng.

– Chọn thời điểm hái: Đúng độ chín

– Xử lí hóa chất: Dùng Benlate 0.1%

– Bảo quản lạnh: 3-5 độ giữ 10-15 ngày.